Tượng Tam Đa là gì? truyền thuyết Tam Đa
Tượng Tam Đa là tượng bộ ba những điều tuyệt vời nhất trong cuộc sống hình thành từ xa xưa, tượng gồm 3 bức, ông Phúc(Phước) thường có râu dài, khuôn mặt phúc hậu, bế cháu nhỏ trên tay hoặc vai. Ông Lộc thường đứng ở giữa gắn kết với hình ảnh tiền tài, vàng bạc xung quanh nhiều thỏi vàng hoặc cầm trên tay. Cuối cùng là ông Thọ, với bộ râu bạc trắng, đầu trọc, thường hay cầm quả đào trên tay và chiếc gậy.
Phải có đến 99,99% chúng ta đều đã nhìn thấy hoặc sở hữu tượng Tam Đa, nhưng lại ít người biết đến sự tích của tượng Tam Đa, mà chúng ta chỉ biết đến những tượng này như một tượng linh thiêng cầu Phúc, Lộc, Thọ
Có nhiều sự tích về tượng tam đa mà chúng ta có thể tham khảo
1. Sự tích từ vị vua thời thượng cổ Trung Quốc
Truyền thuyết kể rằng: Đời thượng cổ ở Trung Quốc, tương truyền vua
Nghiêu, vị Hoàng đế hiền minh thời thịnh trị, thái bình, nhân dịp tiết
xuân đi thưởng ngoạn cảnh xuân và thị sát vùng đất Hoa Phong để hiểu
thêm nhân tình thế thái. Nhân dân đã chúc tụng nhà vua ba điều:
Một là, kính chúc nhà vua trường thọ, vua Nghiêu không nhận.
Nhân dân lại nói điều hai: Xin cầu chúc nhà vua thật phú quý nhiều lộc, nhà vua cũng từ chối và nói tránh đi.
Nhân dân lại chúc tiếp điều thứ ba: Chúc nhà vua sinh nhiều con trai,
tỏa phúc ấm cho cả Hoàng tộc. Vua Nghiêu vẫn không chấp nhận mà thay
mặt triều đình ban những lời chúc tụng đó thành ba điều chúc: “Đa phúc, đa lộc, đa thọ” gọi là “Tam đa” cho cả trăm họ.
Từ đó, Tam đa trở thành lời chúc nhau trong những ngày tết đến, xuân sang. Và ông từ đó có tượng ba ông “Tam đa”.
2. Một sự tích khác về bức tượng tam đa
Có một sự tích khác đầy ấn tượng kể về 3 nhân vật này. Chuyện xưa bên
Tàu, hình tượng Phúc Lộc Thọ xuất phát từ ba con người có thật ở ba
triều đại phong kiến Trung Quốc.
Phúc Lộc Thọ
Theo truyền thuyết của người Hoa Hạ, ông Lộc là một quan tham chuyên ăn đút lót. Ông Thọ lại là vị quan thực dụng, ưa xu nịnh vua để được ban thưởng, trong dinh của ông cung nữ nhiều chẳng kém ở cung vua. Chỉ có ông Phúc là quan thanh liêm, ngay thẳng, con cháu đề huề.
1. ÔNG PHÚC
Ông Phúc tên thật là Quách Tử Nghi. Thừa tướng đời nhà Đường. ông
xuất thân vốn là quý tộc, đồng ruộng bát ngát hàng trăm mẫu, nhưng suốt
cuộc đời tham gia triều chính, ông sống rất liêm khiết, thẳng ngay.
Không vì vinh hoa, phú quý mà làm mất nhân cách con người.
Ông Phúc bồng trên tay đứa bé ngũ đại
Cụ bà và Cụ ông bằng tuổi nhau. Người Việt ta có câu: “cùng tuổi
nằm duỗi mà ăn”. Còn theo người Hoa Hạ ở Trung Nguyên thì vợ chồng
cùng tuổi là rất tốt. Họ có thể điều hòa sinh khí âm, khí dương cho
nhau. Vì vậy, có thể bớt đi những bệnh tật hiểm nguy. Lại cùng tuổi nên
dễ hiểu nhau, dễ thông cảm cho nhau, nên hai ông rất tâm đầu, ý hợp. Hai
cụ 83 tuổi đã có cháu ngũ đại. Lẽ dĩ nhiên phải là nam tử rồi. ông Phúc
thường bế đứa trẻ trên tay là như vậy.
Theo phong tục người Hoa cổ đại, sống đến lúc có cháu ngũ đại giữ
ấm chân nhang của tổ tiên là sung sướng lắm lắm! Phúc to, phúc dày lắm
lắm! Bởi thế ông mới bế thằng bé, cháu ngũ đại, đứng giữa đời, giữa
trời, nói:
- Nhờ giời, nhờ phúc ấm tổ tiên, ta được thế này, còn mong gì hơn
nữa. Rồi ông cười một hơi mà thác. Được thác như ông mới thực sự được về
cõi tiên cảnh nhàn du. Ông bà ra ôm lấy thi thể cụ ông và chít nội than rằng:
- Tôi cùng tuổi với chồng tôi. Phúc cũng đủ đầy, dày sâu, sao trời chẳng cho đi cùng…
Ai có thể ngờ, nói dứt lời cụ bà cũng đi luôn về nơi chín suối. Hai
cụ được con cháu hợp táng. Vậy là sống bên nhau, có nhau, chết cùng ở
bên nhau, có nhau. Hỏi còn phúc nào bằng. Và ông được người đời đặt tên
là Phúc.
Ông Lộc tên thật là Đậu Từ Quân, làm quan
đến chức Thừa tướng nhà Tấn. Nhưng ông Đậu Từ Quân là một quan tham.
Tham lắm. ông hưởng không biết bao nhiêu vàng bạc, châu báu, là của đút
lót ông những kẻ nịnh thần, mua quan, bán tước, chạy tội cho chính
mình, cho con, cho cháu, cho thân tộc.
Ông Lộc (Thần Tài) với hình ảnh giàu sang phú quý
Trong nhà ông, của cải chất cao như núi. Tưởng ông Đậu Từ Quân
được như thế đã là giàu sang, vinh quang đến tột đỉnh. ông chỉ hiềm một
nỗi, năm ông tám mươi tuổi vẫn chưa có đích tôn. Do vậy ông lo nghĩ
buồn rầu sinh bệnh mà chết. ông ốm lâu lắm. Lâu như kiểu bị tai biến
mạch máu não bây giờ. ông nằm đến nát thịt, nát da, mùi hôi thối đến mức
con cái ông không dám đến gần. Đến khi chết, ông ông không nhắm được
mắt. ông than rằng:
- Lộc ta để cho ai đây? Ai giữ ấm chân nhang cho tổ tiên, cho bản thân ta?
3. Ông Thọ
Ông Thọ tên là Đông Phương Sóc, làm Thừa tướng đời
Hán. Triết lý làm quan của ông Đông Phương Sóc là quan thì phải lấy
lộc. Không lấy lộc thì làm quan để làm gì. ông coi buôn chính trị là
buôn khó nhất, lãi to nhất. Nhưng ông Đông Phương Sóc vẫn là quan liêm.
Bởi ông nhất định không nhận đút lót. ông chỉ thích lộc của vua ban
thưởng.
Ông Thọ sống đến 125 tuổi
Được bao nhiêu tiền thưởng, ông lại đem mua gái đẹp, gái trinh về
làm thê thiếp. Người đương thời đồn rằng, trong dinh ông, gái đẹp nhiều
đến mức chẳng kém gì cung nữ ở cung vua. Ông thọ đến 125 tuổi. Nên người
đời mới gọi ông là ông Thọ. Trước khi về chốn vĩnh hằng, ông Thọ
còn cưới một cô thôn nữ xinh đẹp mới mười bảy tuổi. ông Đông Phương Sóc
bảo, ông được thọ như vậy là nhờ ông biết lấy-âm-để-dưỡng-dương.
Trên đây chỉ là những kiến thức mà đồ gỗ mỹ nghệ Hải Phòng sưu tầm từ các nguồn khác nhau
Và hiện tại chúng tôi đang trưng bày sản phẩm ông Phúc Lộc Thọ bằng gỗ Xà Cừ
Tượng Tam Đa |
Với kích thước mỗi tượng là: 100cm x 45cm x 45cm
Đang được bán với giá : 12 triệu VNĐ 1 bộ
Các bạn có thể đến trực tiếp cửa hàng ĐỒ Gỗ Trường Minh - 872 Trần Nhân Tông - Kiến An - Hải Phòng
Hoặc gọi trực tiếp cho số 0974 361 896
Xem thêm các sản phẩm tượng linh vật may mắn khác
0 nhận xét: